03/10/2016
4468
0
Thay hình thức – Đổi tương lai

Mới đây, một video clip có tên "Price of Beauty" (Cái giá của sự xinh đẹp) ghi lại tình huống đi "xin tiền" của một cô gái được đăng tải trên mạng đã gây "shock" cho cộng đồng vì những gì diễn ra trong video.

 

Ban đầu, cô gái xuất hiện với một dáng vẻ khá lôi thôi, mặt mũi nhem nhuốc, đen đúa. Cô đã thử tiếp cận một số người đàn ông và trình bày về việc mình vừa bị móc mất ví tiền và điện thoại, cần về nhà ở một nơi rất xa trong ngày hôm nay và mong được họ giúp đỡ một ít tiền. Cô đã hỏi xin rất nhiều người nhưng câu trả lời nhận được luôn là "Không" và thậm chí có người còn chẳng buồn dừng chân lại nghe cô nói.

 

Ngay sau đó, cô gái bỏ đi lớp trang điểm xấu xí kia và thay bằng một diện mạo mới lung linh hơn. Vẫn những lí do "xin tiền" như cũ nhưng phản ứng nhận về lại hoàn toàn khác. Cô gái đã được rất nhiều sự giúp đỡ, thậm chí nhiều người còn cảm thấy "xấu hổ" vì không giúp được gì nhiều.

 

Có phải con người ta thường vẫn hay “trông mặt mà bắt hình dong”???

 

Theo mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức thì nếu hình thức phù hợp với nội dung sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển. Còn nếu không phù hợp thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.

 

 

Người Việt chúng ta có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đúng là như vậy. Tuy nhiên, chúng ta hãy thử xem lại câu chuyện đã nêu ở phía trên, khi một cô gái cho dù có bản chất tốt nhưng lại không chăm chút ngoại hình, ăn mặc, đầu tóc cho gọn gàng thì ấn tượng, cái nhìn đầu tiên của mọi người vô hình chung sẽ ít thiện cảm hơn so với một cô gái có khuôn mặt tươi sáng. Như vậy thì, ngay từ phút ban đầu, cô gái đã đánh mất quyền để tiếp cận với người khác và cũng vô tình tước đoạt đi quyền được thấu hiểu từ mọi người xung quanh dành cho mình rồi. Ngay sau đó cô gái đã nhận thức ra và thay đổi, và kết quả cũng đã hoàn toàn thay đổi theo chiều hướng khác biệt mà có thể gọi là tích cực.

 

Như vậy, hình thức chính là cách thức để chúng ta thể hiện con người, tính cách, ý thức, tình cảm… của chúng ta với người khác và cũng là cách thức để kết nối người với người. 

 

Đi sâu hơn một chút thì giá trị thực sự của hình thức chính là, nếu chúng ta tốt nhưng ta không thể hiện hoặc không biết cách thể hiện ra thì cũng chỉ mình ta biết, những tri kỷ, thân cận với ta có thể biết còn lại đa phần sẽ không biết. Khi chính chúng ta không chia sẻ thì không thể đòi hỏi người khác phải hiểu hay chia sẻ với mình được. Và vì không được lắng nghe, không được thấu hiểu, có đôi khi còn tạo ra sự nghi hoặc. Nếu như vậy sẽ dẫn tới kết quả là không kiến tạo thêm mối quan hệ mới, điều đó sẽ trở thành sự thiệt thòi đối với cuộc sống và tương lai của chính chúng ta. Vì vậy, chính chúng ta phải biết trân trọng giá trị bản thân mình và cho bản thân cơ hội thể hiện và phát huy, tăng giá trị của bản thân để người khác biết được “gỗ” bên trong của ta.

 

Người Nhật rất coi trọng hình thức. Điều này được thể hiện qua đời sống thường ngày của họ trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan nơi họ sinh sống từ từng ngõ ngách trong nhà đến nhà vệ sinh. Họ xem nhà vệ sinh như một thiên đường, luôn bài trí sạch đẹp, có kệ sách, cắm hoa và cả sáp thơm để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và khi khách tới chơi nhà cũng sẽ được thoải mái.

 

 

Sự coi trọng hình thức của người Nhật được thể hiện qua nghi thức chào, qua cách họ chào hỏi nhau từ những người trong gia đình vào buổi sáng khi ngủ dậy, đến trường học, công ty hay đi ở ngoài đường. Nhật cũng giống như phương Tây, họ có rất nhiều câu chào sử dụng cho từng thời điểm trong ngày: chào buổi sáng, chào buổi chiều, chào buổi tối. Ngoài ra, sự hình thức của họ còn đặc biệt ý nhị, sâu sắc thông qua cách họ thể hiện tình cảm với đối phương. Thay vì nói thẳng: “Em yêu anh” như người Việt, “I love you” như người phương Tây thì người Nhật sẽ nói là: “貴方のすべてのことが大好きだ。(Tôi yêu tất cả những gì thuộc về bạn). 

 

Sự coi trọng hình thức của người Nhật còn được thể hiện qua cách người ta thường trao tặng nhau những tấm thiệp, thư thăm hỏi, chúc mừng bằng những lời nhắn nhủ ngắn gọn, chân thành vào những dịp đặc biệt hay đơn giản là khi họ muốn bày tỏ sự quan tâm, trân trọng mối quan hệ với đối phương. Từ đó các mối quan hệ xã hội liên tục được xây dựng, duy trì và phát triển.

 

“Các em ở đây đều là những người tốt “gỗ”, nhưng hình thức còn chưa được chăm chút đến nơi đến chốn và phù hợp. Tại KaizenYoshidaSchool, các em được các thầy cô của trường liên tục và tăng dần theo thời gian Oden, kaizen (cải tiến, sửa đổi) từ những cái nhỏ nhất như: để màu tóc, cách ăn mặc, đeo bảng tên, dáng đi, đứng, cách cúi chào, lời chào, 5S (vệ sinh), rèn luyện thể lực đến ý thức, thái độ, tính cách, kỹ năng, tác phong trong công việc, học tập để dần dần hoàn thiện, xây dựng hình tượng bản thân thành một người nghiêm túc, trưởng thành. Cứ như vậy, theo thời gian, các em dần dần được mài giũa sáng bóng lên, phong độ, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và trở nên có giá trị. Đến khi công ty Nhật sang phỏng vấn đã lựa chọn các em. Vì họ tin tưởng các em, tin tưởng vào nội dung và hình thức mà công ty Esuhai – trường KaizenYoshidaSchool đã và đang tạo ra, xây dựng nên - một môi trường với những nhân viên và cả học viên tươi sáng, chuyên nghiệp, đẹp hình thức và chất nội dung.

 

 

Chúng ta là người Việt Nam, các em phải tự hào chúng ta có một chất “gỗ” tốt. Việc của thầy cùng các thầy cô của trường là phủ một lớp “sơn” tốt lên lớp “gỗ” ấy để các em không chỉ tốt gỗ mà còn tốt nước sơn. Từ đó mà các em trở nên có giá. 

 

Tất cả học viên theo học tại KaizenYoshidaSchool dù là Kỹ sư, Thực tập sinh, Du học sinh đều sẽ sang Nhật làm việc và học tập. Muốn học tốt, làm tốt, sống tốt thì mỗi người phải học cách thích nghi với môi trường và văn hóa nơi mình sẽ tới. Thay hình thức – Đổi tương lai. Tương lai của các em cũng sẽ thay đổi từ chính ngay lúc mà các em nhận thức ra được điều ấy".

 


scroll top