23/11/2012
9473
0
Trí Tuệ Cảm Xúc Là Gì?

Hẳn bạn đã từng quen biết một người nào đó có kỹ năng lắng nghe tuyệt vời. Hầu như với bất kỳ tình huống nào, họ luôn biết phải chia sẻ điều gì và chia sẻ như thế nào với bạn để bạn không buồn bã hay tuyệt vọng. Họ rất quan tâm và chu đáo với bạn, thậm chí khi không thể giúp bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình thì chí ít bạn cũng không mất đi niềm tin và hi vọng.

Hẳn bạn đã từng biết một người nào đó có khả năng kiểm soát cảm xúc hoàn hảo. Họ không bao giờ tỏ ra giận dữ trong những tình huống đầy áp lực, Thay vì đó, họ có khả năng nhìn nhận vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người ra quyết định hiệu quả và họ biết khi nào cần tin vào trực giác. Bất chấp những điểm mạnh của bản thân, họ luôn sẵn lòng nhìn nhận bản thân một cách khách quan và thành thật. Họ ghi nhận những lời phê bình và biết khi nào vận dụng nó để nâng cao hiệu quả làm việc.

Người ta thường muốn có trí tuệ cảm xúc (EI) của mình ở mức độ cao. Khi đó họ hiểu bản thân mình một cách rõ ràng và họ cũng có thể hiểu cảm xúc người khác.

Vậy nên, trí tuệ cảm xúc chính xác là gì và làm cách nào để cải thiện trí tuệ cảm xúc của bạn?

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Tất cả chúng ta đều có tính cách, nhu cầu, ước muốn và cách thể hiện cảm xúc khác nhau. Việc này thể hiện qua tài xử trí và sự khéo léo của chúng ta - đặc biệt là nếu chúng ta muốn thành công trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao trí tuệ cảm xúc trở nên quan trọng.

 Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc của bạn và biết nó ảnh hưởng đến những người xung quanh ra sao. Trí tuệ cảm xúc còn liên quan đến cảm nhận của bạn về người khác: khi bạn hiểu họ cảm thấy ra sao, nó sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Người nào đó có trí tuệ cảm xúc cao thì luôn thành công trong hầu hết các việc họ làm. Tại sao lại như thế? Bời vì họ là những người mà người khác muốn họ luôn ở trong nhóm. Họ sẽ nhận được giúp đỡ bất cứ khi nào họ cần. Bởi vì họ làm cho người khác cảm thấy hài lòng, họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống dễ dàng hơn những người thường hay nóng giận và buồn bã.

Làm thế nào để nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn

Đáng mừng là trí tuệ cảm xúc có thể được rèn luyện và phát triển. Hiện có rất nhiều quyển sách và bài kiểm tra đánh giá giúp bạn xác định trí tuệ cảm xúc hiện thời của bạn và xác định bạn cần phải rèn luyện như thế nào. Bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau để nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn:

  • Quan sát cách bạn phản ứng với người khác. Bạn có vội vàng đánh giá một sự việc trước khi bạn biết hết sự thật. Bạn có phải là một người rập khuôn? Hãy nhìn nhận một cách thành thật cách bạn nghĩ và tương tác với người khác. Hãy cố gắng đặt bạn ở trong vị trí của họ, mở lòng hơn và chấp nhận những cảm nhận và nhu cầu của họ.
  • Nhìn vào môi trường làm việc của bạn. Bạn có muốn mọi người chú ý đến những thành quả của mình? Sự khiêm tốn có thể là tính cách tuyệt vời và nó không có nghĩa là bạn rụt rè hay thiếu tự tin. Khi bạn rèn luyện được tính khiêm tốn, bạn sẽ hoàn toàn thoải mái nói với người khác về những gì mình đã đạt được. Tạo cơ hội cho người khác tỏa sáng - chú ý đến họ và đừng quá quan tâm về việc nhận lời tán dương cho bản thân.

  • Tự đánh giá bản thân. Điểm yếu của bạn là gì? Bạn có sẵn lòng chấp nhận bạn không hoàn hảo và còn phải rèn luyện rất nhiều kỹ năng khác. Hãy lấy hết dũng khí nhìn vào chính mình một cách thành thật - điều này sẽ giúp bạn thay đồi cuộc sống.
  • Xem xét bạn phản ứng như thế nào trong các tình huống đầy áp lực. Bạn có trở nên tuyệt vọng khi công việc bị trì hoãn hay không xảy ra như ý bạn muốn? Bạn có đổ lỗi cho người khác hay trở nên giận dữ với người khác, thậm chí khi họ chẳng có lỗi gì? Khả năng giữ bình tĩnh trong những tình huống khó khăn rất cần thiết - trong môi trường kinh doanh lẫn bên ngoài. Hãy kiểm soát cảm xúc của bạn khi mọi thứ đi sai hướng.
  • Có trách nhiệm với mọi việc bạn làm. Nếu bạn làm tổn thương ai đó, hãy trực tiếp đến xin lỗi họ - đừng phất lờ những gì bạn làm hoặc là tránh né người đó. Người ta luôn sẵn lòng tha thứ và quên đi mọi lỗi lầm nếu bạn có thái độ chân thành.
  • Xem xét việc làm của bạn sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào trước khi bắt tay thực hiện. Nếu quyết định của bạn ảnh hưởng người khác, hãy đặt bạn vào vị trí của họ. Họ sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn làm điều này? Bạn có muốn như vậy không? Nếu bạn làm được điều này, bạn có thể giúp người khác giải quyết các vấn đề. 

Theo dvdkynang.com

scroll top