07/11/2018
5262
0
8 điều độc lạ chỉ có ở Nhật Bản

Lần đầu đặt chân tới Nhật Bản, nhiều người không khỏi bất ngờ vì những thứ quá độc đáo. Từ những vật dụng bình thường đến những nguyên tắc sống, tất cả đều mang đậm phong cách Nhật Bản mà không nơi nào trên thế giới có được. Sau đây là những điều mới lạ tại Nhật Bản dành cho những ai chưa biết.

1. Khách sạn kiểu khoang ngủ

Như đã biết, khách sạn ở Nhật Bản thường rất đắt đỏ. Các phòng tập thể giá mềm hơn nhưng lại không thoải mái khi ở cùng những người không quen biết. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, mô hình “khách sạn viên nang” ra đời.

du-hoc-nhat-ban-esuhai-kaizen-1

Các phòng khách sạn thiết kế hoàn toàn riêng tư, được trang bị đầy đủ tiện nghi nhưng giá lại vô cùng “hạt rẻ”. Đây chính là mô hình khách sạn của tương lai.

2. Cửa hàng tiện lợi phục vụ 24/7

Ở Nhật Bản, chuỗi các cửa hàng tiện lợi được gọi là “Konbini”, mở cửa 24/7. Bạn có thể tìm thấy những cửa hàng như thế này ở bất cứ đâu trên nước Nhật, với nhiều thương hiệu khác nhau như 7-Eleven, Family Mart, Ministop, Lawson…

du-hoc-nhat-ban-esuhai-kaizen-2

Những cửa hàng “konbini” này có bán hầu hết nhu yếu phẩm và thực phẩm ăn liền. Ngoài ra, các dịch vụ công cộng như nhà tắm, chuyển phát nhanh, mua vé máy bay hay vé hòa nhạc cũng được phục vụ tại đây.

3. Chuỗi cửa hàng đồng giá 100 yên

Bên cạnh chuỗi cửa hàng tiện lợi, có một loại cửa hàng nữa cũng làm du khách mê mẩn. Bạn cảm thấy thế nào khi bước vào một cửa hàng mà mọi thứ đều được bán với giá 100 yên? Tại đây cung cấp những nhu yếu phẩm như đồ ăn nhẹ, mỹ phẩm, đồ chơi, quần áo, giày dép, đồ lưu niệm… Chuỗi cửa hàng đồng giá như thế này là lựa chọn tuyệt vời cho sinh viên và khách du lịch nước ngoài khi muốn tiết kiệm chi phí. 

du-hoc-nhat-ban-esuhai-kaizen-3

4. Đừng quên thuế khi thanh toán

Khi mua sắm tại Nhật Bản, bạn nên nhớ rằng giá in trên nhãn có thể không bao gồm thuế hiện tại là 8% (năm 2019 sẽ được nâng lên 10%). Vì vậy, hãy cẩn thận để tránh hiểu lầm khi thanh toán hóa đơn tại các cửa hàng.

du-hoc-nhat-ban-esuhai-kaizen-4

Nhưng nếu bạn chi tiêu hơn 5.000 yên khi mua hàng (không bao gồm thuế), bạn có thể được miễn thuế. Bên cạnh đó Nhật Bản cũng có một số cửa hàng miễn thuế.

5. Hãy sẵn sàng cởi giày trước khi vào nhà, đền thờ và những nơi khác

Người Nhật có thói quen để giày dép ngoài cửa vì nghĩ rằng không gian bên ngoài ngôi nhà không sạch sẽ. Để giữ phép lịch sự, trước khi vào nhà, bạn nên cởi giày và sử dụng một loại dép riêng dành để đi trong nhà. Tương tự như vậy đối với một số nơi khác như khách sạn truyền thống của Nhật Bản, đền chùa, trung tâm cộng đồng, trường học và một số nhà hàng. Nếu bạn đến đây lần đầu tiên, hãy để ý xem nơi này có bắt buộc cởi giày hay không.

du-hoc-nhat-ban-esuhai-kaizen-5

Người Nhật thường bố trí một đôi dép chuyên dụng để trong phòng tắm, vì theo quan niệm của họ, phòng tắm không sạch sẽ như các phòng khác trong nhà. Ngoài ra, ở đền chùa không cho phép đi giày dép, nhưng cũng cấm kị việc đi chân đất. Vì thế nếu thăm đền thờ, bạn nên chuẩn bị một đôi tất.

6. Nếu có kế hoạch du lịch dài ngày ở Nhật Bản, bạn hãy mua một "gói cứu trợ khẩn cấp" phòng trường hợp gặp phải thời tiết xấu.

Nếu có kế hoạch đến thăm đất nước này, bạn nên suy nghĩ về việc sẵn sàng cho các thảm họa thiên nhiên như bão và động đất.

du-hoc-nhat-ban-esuhai-kaizen-6

Nhiều gia đình tại Nhật có bộ dụng cụ khẩn cấp phòng khi những trường hợp tương tự xảy ra. Bộ dụng cụ khẩn cấp bao gồm một số sản phẩm làm sạch, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Không ai muốn tình huống xấu xảy ra, nhưng vẫn nên phòng tránh để đảm bảo an toàn.

7. Trạm cảnh sát túc trực 24/7 trong mọi khu phố gọi là KOBAN là nơi bất kỳ kháchdu lịch nào cũng có thể tìm đến để nhờ trợ giúp

Hơn 100 năm trước ở Tokyo, và sau đó là trên khắp nước Nhật, một hệ thống đồn cảnh sát được tạo ra mang tên KOBAN.

du-hoc-nhat-ban-esuhai-kaizen-7

Ngoài việc ngăn chặn tội phạm, cảnh sát tại các đồn địa phương thế này cũng giúp mọi người tìm đường và đưa người say rượu về nhà. Đây cũng là nơi nhận và trả đồ bị thất lạc vì thói quen của người Nhật không thích lấy bất cứ thứ gì không thuộc về họ. Vì vậy mỗi khi nhặt được đồ hoặc muốn tìm lại đồ bị mất, hãy đến KOBAN để được giúp đỡ.

8. Nguyên tắc “không rắc rối”

Tại Nhật Bản, có một quy tắc tồn tại rất lâu đời, đó là hạn chế làm phiền và đảm bảo sự riêng tư của người khác tại nơi công cộng.

du-hoc-nhat-ban-esuhai-kaizen-8

Điều này được thể hiện rất rõ trong các bộ quy tắc ứng xử của người Nhật. Ví dụ: người Nhật không nói chuyện điện thoại quá to ở nơi công cộng, không nằm quá lâu trên ghế dài trong các khu trung tâm thương mại… Vì vậy, khi đến đất nước mặt trời mọc, bạn không nên chỉ nghĩ về bản thân mà nên nghĩ cho người xung quanh.

Theo BrightSide

scroll top