Shouganai là một từ tiếng Nhật có thể được hiểu nôm na là “không thể giúp được gì” hoặc “không thể làm gì được”. Ý nghĩa của nó cũng mang một chiều sâu lớn trong văn hóa Nhật Bản. Theo tinh thần của Thần đạo hay Phật giáo, Shouganai như lời nhắc nhở rằng khi có bất cứ điều gì đó xảy ra, tốt hơn hết là ta nên nhanh chóng chấp nhận và hành động ngay.
Shouganai không phải để bày tỏ nỗi bất bình mà nó mang lại một quan điểm tốt, rằng bạn sẵn sàng chấp nhận một số thứ không nằm trong tầm kiểm soát của mình và có thể cảm thấy khá nhẹ nhõm đối với chúng. Nhờ ý nghĩa của triết lý này mà ta dễ dàng hiểu được tại sao người Nhật lại có thể kiên cường đối phó với hàng loạt các thiên tai kinh khủng thường xuyên xảy ra trên đất nước này. Đồng thời nó cũng giải thích cách Nhật Bản hồi phục nhanh chóng từ thế chiến thứ hai sau khi nhiều thành phố của nó đã bị phá hủy hoàn toàn. Chẳng hạn một ví dụ nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, khi bạn làm việc với đối tác, nhưng phải đợi họ quá lâu, thì chính Shouganai sẽ giúp bạn không phải lo lắng hay lãng phí năng lượng vào điều gì đó mà không thể thay đổi, thay vào đó bạn sẽ đọc sách hay tìm hiểu thêm thông tin về đối tác của mình; từ đó có thể giúp công việc của bạn cũng sẽ tốt hơn. Hay khi bạn phải làm việc với cơ quan nhà nước, thay vì tức giận vì phải chờ đợi, thay vào đó Shouganai “mách bảo” bạn nên dùng thời gian đó để làm những công việc khác; từ đó bạn không bị mất năng lượng lại có thể hoàn thành được nhiều việc hơn.
Triết lý Shouganai thực chất giúp con người sống và suy nghĩ tích cực hơn, mang đến những điều tốt đẹp hơn; thế nhưng, một số người lại cho rằng Shouganai cũng có mặt tiêu cực. Ví dụ, nhiều người Nhật không đồng ý với hành động của những người thuộc Đảng Cánh Tả Dân Tộc Cực Đoan của Nhật Bản trong Thế chiến II nhưng không họ lên tiếng. Hay nói một cách đơn giản, trong một số trường hợp thì Shouganai lại hướng con người tới việc chấp nhận một vài thứ và kết quả thì không mang đến điều tốt hơn, đơn giản có thể hiểu là chấp nhận điều tiêu cực xảy ra mà không có cách nào để giải quyết. Điều này khiến nhiều người không hài lòng với Shouganai và không nhìn thấy được mặt tích cực của nó.
Trên thực tế, theo tinh thần triết lý trong Thần đạo và Phật giáo, thì mọi thứ xảy ra đều có hai mặt; thế nhưng, là tốt hay xấu, là tích cực hay tiêu cực thì phụ thuộc vào cách nhìn nhận của con người. Và Shouganai cũng tương tự như vậy, nếu chúng ta nhìn nhận triết lý văn hóa này theo hướng chúng luôn mang đến những điều tích cực thì khi áp dụng vào trong cuộc sống, chúng ta sẽ cảm thấy mọi chuyện dù khó tới đâu cũng sẽ thật nhẹ nhõm, bớt mệt mỏi hơn. Và quan trọng hơn hết là Shouganai hướng con người tới những cách giải quyết mọi việc để trong bất cứ trường hợp nào thì đó cũng phải là tốt nhất. Một điều mà con người nên nhìn nhận được đó là Shouganai không phải là buông xuôi, mà là sự khiêm nhường của con người khi biết rằng cuộc sống này còn được chi phối bởi các lực lượng vô hình hay các quy luật riêng của vũ trụ mà con người không thể thấy và nắm bắt. Chuyện gì xảy ra cũng đều là có nguyên do và ta ở trong hoàn cảnh nào cũng là bởi nó phải như vậy. Vì vậy Shouganai từ lâu đã trở thành triết lý văn hóa mang đậm dấu ấn riêng của Nhật Bản.
Để tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa, khoa học, công nghệ và những điều thú vị khác của đất nước mặt trời mọc, các bạn hãy tham gia những chương trình tại KaizenYoshidaSchool để trau dồi tiếng Nhật cho mình một cách tốt nhất. Gọi liền Hotline (028) 777.96.222 để được tư vấn ngay hôm nay bạn nhé!